Mẫu kịch bản chương trình hội thảo chuyên nghiệp chi tiết 2024

4.9/5 - (28 votes)

Mẫu kịch bản chương trình hội thảo khoa học, chuyên nghiệp, chi tiết là yếu tố cần thiết, góp phần tạo dựng nên một sự kiện thành công rực rỡ. Để tối ưu chi phí và tạo ấn tượng tốt đẹp với người tham dự, các doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin bài viết sau.

mẫu kịch bản chương tình hội thảo được xây dựng bởi AN Media
Mẫu kịch bản chương trình hội thảo khoa học cùng AN Media

Chương trình hội thảo là gì?

Chương trình hội thảo là sự kiện gặp gỡ, thảo luận về một số vấn đề chung, mang tính cấp thiết. Đó có thể là cuộc đối thoại chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, kiến nghị, tranh luận về vấn đề thực tiễn, mang tính khoa học hay góc nhìn của diễn giả khách mời về một kiện đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng.

Các mấu kịch bản chương trình tổ chức hội thảo
AN Media xây dựng kịch bản chương trình tổ chức hội thảo khao học

Không chỉ vậy, tổ chức chương trình hội thảo có thể giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ, văn hoá công ty, thậm chí là dịp để ghi nhận ý kiến nhận xét, đánh giá của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó giúp cải thiện chất lượng, mở rộng phạm vi hoạt động và nâng tầm giá trị thương hiệu trong lòng công chúng. 

Vì vậy, để sự kiện thành công tốt đẹp và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách mời, việc chuẩn bị mẫu kịch bản chương trình hội thảo chi tiết là điều cần lưu tâm.

Mẫu kịch bản chương trình tổ chức hội thảo
Kịch bản chương trình tổ chức hội thảo đa dạng tùy theo mục đích của doanh nghiệp

Liên hệ Website AN Media hoặc Hotline 0986.934.916 – 0904.113.123 để nhận được hỗ trợ tư vấn miễn phí dịch vụ tổ chức sự kiện!

Các mẫu chương trình hội thảo, hội nghị phổ biến

Có nhiều hình thức chương trình hội thảo, hội nghị khác nhau. Theo đó, mẫu kịch bản chương trình hội thảo sẽ phụ thuộc vào mục đích, tính chất, đối tượng khách mời của từng sự kiện. Một số hình thức kịch bản hội thảo phổ biến như:

  • Kịch bản hội nghị tri ân khách hàng: Gửi lời cảm ơn, tri ân, sự trân trọng đến với khách hàng đã tin tưởng, đồng hành và sử dụng sản phẩm
  • Kịch bản hội thảo giới thiệu sản phẩm: Ra mắt sản phẩm và dịch vụ mới của công ty, doanh nghiệp 
  • Kịch bản hội nghị tổng kết cuối năm: Gặp mặt cuối năm của công ty, doanh nghiệp, nhìn lại chặng đường phát triển, đồng thời vinh danh cá nhân, phòng ban đã có những thành tích xuất sắc trong công việc
  • Kịch bản chương trình hội thảo khoa học: Công bố hay thảo luận về những công trình, kết quả nghiên cứu khoa học với nhiều sự kiện, hoạt động nổi bật
  • Kịch bản hội thảo online: Tổ chức buổi gặp gỡ khách mời qua Internet, cần chuẩn bị và kiểm tra kỹ lưỡng về đường truyền và lượng truy cập
Kịch bản chương trình tổ chức hội thảo vui tươi
Kịch bản tất niên cuối năm của doanh nghiệp

Xem thêm: Tổ chức hội nghị chuyên nghiệp trọn gói

5 quy tắc xây dựng mẫu kịch bản chương trình hội thảo chuyên nghiệp

Hiểu rõ mục đích, mục tiêu chương trình muốn đạt được

Chương trình hội thảo được tổ chức nhằm gặp gỡ, thảo luận về vấn đề chung, mang tính cấp thiết và nhận được sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng. Do vậy buổi hội thảo cần đi đúng trọng tâm và giải quyết được những ý kiến, câu hỏi đưa ra trong suốt quá trình thảo luận. Cần tránh hiện tượng lan man, dài dòng, không đúng định hướng, chủ đề. 

Bên cạnh đó, công ty, doanh nghiệp, cá nhân tổ chức cần xác định kết quả mong muốn sau khi kết thúc buổi hội thảo là gì để có thể lên ý tưởng xây dựng mẫu kịch bản chương trình hội thảo chi tiết, chuyên nghiệp.

Quy tắc xây dựng kịch bản chương trình
Doanh nghiệp nên hiểu rõ mục tiêu chương trình hướng đến để xây dựng kịch bản phù hợp

Lập kế hoạch chương trình đầy đủ, chi tiết

Việc lập kế hoạch chương trình đầy đủ, chi tiết giúp ban tổ chức có thể kiểm soát toàn bộ sự kiện, hoạt động diễn ra trong chương trình, đảm bảo về chất lượng và thời gian, tránh những vấn đề phát sinh không cần thiết.

Xem chi tiết: Mẫu kế hoạch tổ chức Hội nghị thành công

Tiến hành công tác truyền thông hiệu quả

Để tăng độ thu hút, sự ủng hộ và lượt tiếp cận với khán giả, khách hàng tiềm năng, công ty cũng như tổ chức có thể làm công tác truyền thông hiệu quả, sáng tạo, truyền tải được thông điệp tới công chúng cùng cộng đồng.

Công tác truyền thông cho sự kiện
Kịch bản hấp dẫn sẽ thu hút đông đảo khách hàng tham dự

Chọn thời gian và không gian phù hợp với quy mô, tính chất hội thảo

Mỗi một sự kiện diễn ra đại diện cho bộ mặt của công ty, cá nhân hay tổ chức trước truyền thông, công chúng và cộng đồng. Do vậy, khi xây dựng mẫu kịch bản chương trình hội thảo, việc lựa chọn không gian phù hợp sẽ để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, khách mời cùng như thể hiện được tâm ý, sự chuyên nghiệp của đơn vị tổ chức.

Bên cạnh đó, với đối tượng khách mời khác nhau sẽ có những thời gian tổ chức khác nhau. Ban tổ chức cần lưu ý điều này để số lượng khách tham dự đạt tỷ lệ cao nhất. 

Xem thêm: Mẫu thư mời hội thảo khách hàng chi tiết, sáng tạo, ấn tượng

Địa điểm tổ chức sự kiện
Không gian tổ chức sự kiện là yếu tố quan trọng, góp phần làm nên sự thành công cho doanh nghiệp

Buổi hội thảo được tổ chức vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối hay cuối tuần để phù hợp với công việc giờ hành chính, thời gian nghỉ ngơi, thư giãn của khách mời.

Công tác chuẩn bị chương trình kỹ lưỡng, chỉn chu

Để chương trình ít xảy ra sai sót nhất, việc xây dựng mẫu kịch bản chương trình hội thảo với công tác chuẩn bị, kiểm tra kỹ lưỡng cần có những kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, nên xây dựng kế hoạch và phương án dự trù, đề phòng xuất hiện những tình huống phát sinh do điều kiện thời tiết, số lượng khách mời, dịch bệnh, thiên tai,…

Công tác chuẩn bị sự kiện chỉnh chu
Công tác chuẩn bị hội thảo đòi hỏi sự chỉnh chu và kĩ lưỡng

Liên hệ Website AN Media hoặc Hotline để tư vấn xây dựng kịch bản chương trình hội thảo khoa học: 0986.934.916 – 0904.113.123 

Cấu trúc cơ bản của 1 mẫu kịch bản hội thảo

Nhìn chung, các mẫu kịch bản chương trình hội thảo sẽ khác nhau tùy vào tính chất của từng sự kiện, tuy nhiên vẫn bao gồm 4 phần chính.

Chào đón khách mời

Khách mời là đối tượng quan trọng, góp phần làm nên sự uy tín và chuyên nghiệp của các sự kiện, chương trình hội thảo. Thời gian đốn tiếp khách mời phù hợp nhất sẽ dao động từ 15 – 30 phút.

Doanh nghiệp nên căn chỉnh thời gian đối với từng khách mời, đảm bảo sự công bằng và chỉnh chu trong từng công đoạn.

Phần đầu kịch bản chương trình tổ chức hội thảo
Phần đầu kịch bản chương trình tổ chức hội thảo là phần tiếp đón khách mời

Khai mạc chương trình

Phần khai mạc chương trình thông thường sẽ là các tiết mục văn nghệ, giao lưu, nhằm khuấy động không khí. Trung bình, mỗi sự kiện sẽ bao gồm 1 – 2 tiết mục, tối đa trong vòng 15 phút.

Khai mạc kịch bản chương trình tổ chức hội thảo
Phần khai mạc sự kiện thường là các tiết mục văn nghệ

Tập trung vào mục đích tổ chức buổi hội thảo

Phần này là nội dung chính của hội thảo, nên tập trung thời gian để làm nổi bật vấn đề, mục đích sự kiện. Tùy vào không khí hội thảo và thông tin cần cung cấp, nội dung chính sẽ được triển khai tối đa 3 tiếng. 

Kết thức chương trình hội thảo

Kết thúc mỗi sự kiện, doanh nghiệp sẽ gửi lời tri ân tới những khách mời, khán giả đã theo dõi và ủng hộ. Phần này cần thể hiện sự đầu tư, hoành tráng, nhằm mang lại cảm xúc cho người xem.

Kết thúc kịch bản chương trình tổ chức hội thảo
Ở cuối sự kiện, doanh nghiệp gửi lời tri ân, cảm ơn đến các vị khách mời cũng như khán giả

Mẫu kịch bản chi tiết chương trình hội thảo

Với mỗi hình thức chương trình khác nhau đều có những cách tổ chức và xây dựng mẫu kịch bản chương trình hội thảo khác nhau nhưng  có thể đảm bảo nội dung cũng như các bước cơ bản như: 

KỊCH BẢN MC DO AN MEDIA CHUẨN BỊ

Thời gian Hoạt động Người thực hiện
8:00 – 8:30

Phát một số videoclip liên quan đến tội phạm mạng

 

#KnowScam Campaign (Tiếng Việt) – YouTube

Đăng ký đại biểu, phát tờ rơi (4 loại) Ban Tổ chức
Đại biểu ăn sáng (teabreak) Tổ phục vụ
Quay tư liệu, phỏng vấn khách tham dự (ít nhất 03 phỏng vấn)

Câu hỏi phỏng vấn:

·       Bạn đã từng gặp loại tội phạm mạng nào trong cuộc sống hàng ngày? Phản ứng của bạn lúc đó là gì?

·       Bạn có gợi ý/ đề xuất biện pháp đối phó trước tình hình tội phạm mạng ngày càng gia tăng và tinh vi không? Chúng ta nên làm gì để nâng cao nhận thức về vấn đề này một cách hiệu quả?

An Media

 

8:30 – 8:50 Kính thưa quý vị! Tọa đàm sẽ được bắt đầu trong ít phút nữa. Quý vị đại biểu và các anh/chị khách mời cùng với các bạn sinh viên vui lòng ổn định chỗ ngồi và chuyển điện thoại của mình sang chế độ rung để chương trình có thể bắt đầu. Xin chân thành cảm ơn!

Thưa quý vị, Tọa đàm “Nâng cao nhận thức về an toàn trên không gian mạng” xin được phép bắt đầu.

Văn nghệ chào mừng

Để mở đầu cho chương trình của chúng ta ngày hôm nay, sau đây, Ban tổ chức xin kính mời các quý vị đại biểu, quý vị khách quý cùng thưởng thức các tiết mục văn nghệ do Đoàn thanh niên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội biểu diễn, gồm:

Xin trân trọng kính mời!

MC

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

09:00 – 09:15

 

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

Rất cảm ơn tiết mục văn nghệ vừa rồi. Đầu tiên, cho phép tôi thay mặt Ban Tổ chức xin gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý vị đại biểu, khách quý, các chuyên gia đã đến tham dự trực tiếp sự kiện Nâng cao nhận thức, kỹ năng thu thập, quản lý thông tin an toàn trên không gian mạng.

Sự kiện hôm nay do Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phối hợp với Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) đồng tổ chức trực tiếp tại hội trường Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng thu thập, quản lý thông tin an toàn trên không gian mạng. Sự kiện là một trong những hoạt động góp phần thúc đẩy môi trường mạng lành mạnh, giảm thiểu rủi ro và nguy cơ tội phạm mạng tại Việt Nam.

Chương trình nâng cao nhận thức ngày hôm nay nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực và nhận thức của các Cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan quản lý ở Đông Nam Á về tiền ảo và tăng cường khung pháp lý” của chương trình phòng, chống tội phạm mạng toàn cầu của tổ chức UNODC khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ.

Sự kiện này là một phần trong những nỗ lực không ngừng của Chương trình Toàn cầu về Tội phạm mạng của UNODC nhằm nâng cao nhận thức về các mối đe dọa trên mạng, phổ biến các nội dung về mã độc ransomware, lừa đảo trực tuyến, phishing và đánh cắp danh tính. Mục tiêu của chương trình là thúc đẩy văn hóa tham gia có trách nhiệm khi lên mạng và cung cấp cho người tham dự những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Bằng cách hợp tác và thúc đẩy trao đổi kiến thức, dự án nhằm mục đích cùng nhau xây dựng một môi trường kỹ thuật số an toàn và linh hoạt hơn cho tất cả mọi người ở Việt Nam và khu vực.

Và hôm nay, chương trình nâng cao nhận thức về an toàn trên không gian mạng lần đầu tiên được tổ chức tại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội – nơi đào tạo cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân. Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 đại biểu là các Kiểm sát viên, Điều tra viên, giảng viên và sinh viên đến từ Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

Sự kiện này cũng là một hoạt động hưởng ứng Tháng 10 là Tháng Nhận thức về An ninh mạng trên toàn cầu, một hoạt động thường niên nhằm nâng cao nhận thức về bảo mật kỹ thuật số và trao quyền cho mọi người để được an toàn và bảo mật hơn trên mạng. Chủ đề trên toàn cầu năm nay là “Hãy mạnh mẽ trên mạng: Bảo vệ thế giới kỹ thuật số của bạn”. Và vì vậy, với sự kiện lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam, tại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội ngày hôm nay, chúng tôi lấy chủ đề Nâng cao nhận thức, kỹ năng thu thập, quản lý thông tin an toàn trên không gian mạng – với hy vọng rằng đây là bước khởi đầu thành công cho những hoạt động truyền thông trong tương lai. Các tài liệu truyền thông về tội phạm mạng UNODC xây dựng trong các chiến dịch truyền thông trước đây cũng sẽ được sử dụng để chia sẻ tại sự kiện ngày hôm nay.

Tham gia sự kiện của chúng ta ngày hôm nay chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu:

1.               Đại diện lãnh đạo của Trường Đại học kiểm sát Hà Nội

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoát, Hiệu trưởng, trường ĐHKS HN

TS. Hoàng Anh Tuyên, Phó Hiệu trưởng, trường ĐHKS HN

TS. Nguyễn Thị Lộc, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, trường ĐHKS HN

TS. Nguyễn Quý Khuyến, Giảng viên khoa PLHS & KSHS, Trường ĐHKS HN

ThS. Bùi Trọng Vinh, Kỹ sư, TT Thông tin – thư viện, Trường ĐHKS HN

Đặc biệt, xin trân trọng giới thiệu: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh, Tổng biên tập Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

2.               Đại diện cho nhà tài trợ sự kiện:

Bà Chu Quyên, Chuyên gia chương trình, Cục phòng, chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế, Đại sứ quán Hoa Kì tại Hà Nội

3.               Đại diện UNODC

Bà Nguyễn Nguyệt Minh, phụ trách UNODC tại Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Như Trang, Cán bộ chương trình quốc gia, chương trình toàn cầu về tội phạm mạng, UNODC

Trong sự kiện hôm nay còn có các phóng viên của  cơ quan báo chí, trong và ngoài Trường Kiểm sát đến tham dự và đưa tin. Xin trân trọng cảm ơn!

Phát biểu của đại diện Lãnh đạo Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội:

Để tiếp theo chương trình, tôi xin kính mời TS. Nguyễn Văn Khoát – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội lên phát biểu khai mạc sự kiện.

Xin cám ơn ông!

Phát biểu của đại diện UNODC:

Tiếp theo, xin kính mời Bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách UNODC Việt Nam lên phát biểu khai mạc

Xin cảm ơn bà.

MC
9:15 – 9:30

Phát 3 videoclip liên quan đến tội phạm mạng

 

#KnowScam Campaign (Tiếng Việt) – YouTube

●                Chiếu 3 videoclip về chủ đề tội phạm mạng (15’)

Kính thưa quý đại biểu, theo số liệu của Bộ TT&TT, Việt Nam hiện nay đứng thứ 13 thế giới về số người dùng internet, chiếm 74% dân số quốc gia. Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các dịch vụ trực tuyến bùng nổ. Internet giúp chúng ta duy trì việc học tập, giải trí và giữ liên hệ với bạn bè. Tuy nhiên, không gian mạng cũng có nhiều rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn. Vì thế, ngày hôm nay chúng tôi mong muốn mang đến buổi tọa đàm những kiến thức về nâng cao nhận thức về an toàn trên không gian mạng.

Để bắt đầu chương trình nâng cao nhận thức hôm nay, chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu và trình chiếu 3 video clip về các chủ đề: Tấn công giả mạo, Lừa đảo lãng mạn, và Ăn cắp danh tính.

Xin mời quý đại biểu cùng đón xem và suy ngẫm.

BTC

An Media (trình chiếu video lên màn hình LED)

 

09:30 – 10:10

 

 

 

Tọa đàm về Nâng cao nhận thức về tội phạm mạng và các mối đe dọa (lừa đảo, mối đe dọa liên quan đến mã độc tống tiền, và các mối đe dọa khác)

Kính thưa quý vị,

Tăng cường nhận thức về cách sử dụng không gian mạng một cách an toàn là yếu tố then chốt trong việc ngăn chặn tội phạm mạng, và các trường Đại học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục này. Sự kiện này sẽ giúp thúc đẩy văn hóa sử dụng không gian mạng có trách nhiệm và trang bị cho người tham dự những kỹ năng cần thiết để sử dụng không gian mạng một cách an toàn. Trên tinh thần hợp tác và thúc đẩy trao đổi kiến thức, chúng tôi hi vọng xây dựng một môi trường kỹ thuật số an toàn và linh hoạt hơn cho tất cả mọi người.

Để hiểu rõ hơn về “quản lý thông tin an toàn trên không gian mạng” và các hành vi lừa đảo phổ biến trên mạng ngày nay, ngay bây giờ chúng ta sẽ có tọa đàm với một số chuyên gia về chủ đề này. Chúng tôi xin được trân trọng kính mời lên sân khấu:

·       Đại diện Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: TS. Hoàng Anh Tuyên – Kiểm sát viên cao cấp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

·       Đại diện VKSND tối cao: PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh – Kiểm sát viên cao cấp, Tổng biên tập Tạp chí Kiểm sát

·       Đại diện UNODC: Bà Nguyễn Thị Như Trang, cán bộ chương trình

Xin trân trọng kính mời các chuyên gia cùng tiến lên sân khấu để tham gia điều hành tọa đàm của chúng ta ngày hôm nay.

Câu hỏi: TS. Hoàng Anh Tuyên:

–        Theo Tiến sĩ, vấn đề trên mạng nào phổ biến nhất hiện nay đối với giới trẻ, đặc biệt là học sinh sinh viên. Và theo quan điểm của TS, chúng ta nên làm gì và có cách tiếp cận ra sao để giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro đối với các nguy cơ này, đối với HSSV nói chung và với HSSV trường ĐHKS HN nói riêng?

Trả lời: Mặc dù Quốc hội đã ban hành Luật An ninh mạng 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, nhưng vẫn còn xuất hiện những hành vi xúc phạm cá nhân và tổ chức trên mạng xã hội.

Thực trạng này là do nhận thức, ý thức chấp hành luật của người tham gia mạng xã hội chưa đầy đủ. Thêm vào đó, nguyên nhân đặc biệt là do người tham gia mạng xã hội chưa hiểu đúng về quyền tự do ngôn luận hoặc cố tính hiểu sai, lợi dụng tự do ngôn luận để phát biểu, chia sẻ những ý kiến, quan điểm không phù hợp với quy định của pháp luật, gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, lợi ích của người khác.

Bên cạnh đó, các thủ đoạn của tội phạm mạng ngày càng gia tăng với nhiều hình thức tinh vi, không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, nhận thức của cộng đồng, bao gồm HSSV, những người trẻ tiếp xúc nhiều với CNTT và luôn luôn tìm tòi những điều mới, vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, chúng ta có thể nhận thấy/ nghe thấy/ được kể về những thủ đoạn lừa đảo qua mạng xung quanh ta, ngày càng nhiều lên.

Biện pháp:

Để trở thành công dân sử dụng mạng xã hội tích cực, đóng góp vào công tác xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh, chúng ta cần trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng nhất định.

Thứ nhất là kiến thức về an ninh mạng. Chúng ta cần hiểu rõ những nguy cơ, rủi ro liên quan đến sử dụng mạng xã hội, chẳng hạn như lừa đảo, virus, phần mềm độc hại để có những biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

Thứ hai là luôn kiểm tra thông tin, tư duy phản biện khi dùng mạng xã hội. Cần nâng cao ý thức kiểm chứng tính xác thực của thông tin thông qua các nguồn tin chính thống, chuẩn mực, không vội vàng kết luận, chia sẻ, bình luận hay tranh cãi những thông tin khi không hiểu rõ và chưa được kiểm chứng.

Thứ ba là nhận thức rõ về quyền riêng tư, luôn giữ tinh thần tôn trọng, tích cực. Chúng ta cần hiểu và tôn trọng quyền riêng tư của bản thân và người khác trên mạng xã hội; không tham bạo lực mạng xã hội; luôn trao đổi trên tinh thần tôn trọng, xây dựng; biết báo cáo các hành vi xâm phạm, quấy rối hoặc lạm dụng trên mạng xã hội và hỗ trợ các trường hợp bị bạo lực mạng xã hội.

Học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ lớn trong số người dùng mạng xã hội. Vì vậy, rất cần nâng cao nhận thức và tư duy sử dụng mạng xã hội của học sinh, sinh viên, sao cho an toàn, tuân thủ pháp luật.

Theo đó, chúng ta cần thường xuyên cập nhật nội dung giảng dạy, đưa vào chương trình đào tạo chính khóa hoặc ngoại khóa các kiến thức về Luật An ninh mạng 2018, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội 2021, Nghị định số 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng và các văn bản quy định khác có liên quan.

Muốn vậy, cần có những tài liệu giảng dạy chuẩn mực, tin cậy để phục vụ cho công tác giảng dạy, chẳng hạn như tập bài giảng, giáo trình, video hướng dẫn…

Hoặc thông qua một kênh khác, thường xuyên tổ chức các chuyên đề, sự kiện, cuộc thi có nội dung gắn với an toàn an ninh mạng xã hội, giúp truyền thông đến học sinh, sinh viên.

Câu hỏi: PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh

–        PGS.TS đánh giá thế nào về các hình thức lừa đảo trên mạng hiện nay, và theo ông, có những điều gì cần lưu ý – đặc biệt là với giới trẻ?

Hiện nay tội phạm công nghệ cao diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, gây hậu quả nghiêm trọng. Các đối tượng lợi dụng thủ đoạn giả làm nhân viên các cơ quan nhà nước để lừa đảo hoặc tạo lập, giả mạo website, trang thông tin điện tử đánh cắp dữ liệu cá nhân, rút tiền trong tài khoản của nạn nhân. Trong đó nổi lên tình trạng cho vay qua các ứng dụng, các đối tượng điện thoại quấy rối, đòi nợ, đăng thông tin xúc phạm uy tín, danh dự trên các nền tảng xã hội.

Tội phạm trên không gian mạng ngày càng tinh vi, thường lợi dụng mạng internet và các trang mạng xã hội khác để phát tán các tin, bài, hình ảnh, video clip có nội dung xấu, gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh.

Đối với giới trẻ, chúng ta cần phải chú trọng vào bước cảnh báo về âm mưu, phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong đó cảnh báo những phương thức, thủ đoạn các đối tượng hay sử dụng hiện nay, đó là: Lừa đảo làm nhiệm vụ qua App, tuyển cộng tác viên online; lừa đảo chiếm quyền kiểm soát sim điện thoại; lừa đảo vay tiền qua các ứng dụng; giả mạo tài khoản Zalo, Facebook để lừa đảo; tuyển cộng tác viên các sàn thương mại điện tử; vay tiền online; giả mạo tài khoản mạng xã hội của lãnh đạo,… Nhất là việc sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay để các bạn sinh viên nhận biết, nâng cao ý thức cảnh giác khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội, sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, mua bán hàng hóa… trên mạng xã hội,…Đồng thời, khuyến cáo sinh viên cần tìm hiểu kĩ càng khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng, không mua bán tài khoản ngân hàng, không sử dụng “Sim rác”, không sử dụng tài khoản mạng xã hội ảo, tham gia hội, nhóm vi phạm pháp luật, không tham gia đánh bạc, tổ chức đánh bạc… và góp phần phòng ngừa, phát hiện và tố giác tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Câu hỏi: Chị Nguyễn Thị Như Trang:

–        UNODC có thể làm gì để nâng cao nhận thức, đặc biệt là với giới trẻ tại các trường cấp 3, đại học, tang cường nâng cao kiến thức, kĩ năng, nhận thức về tội phạm mạng và các thủ đoạn lừa đảo qua mạng?

MC và khách mời

 

 

(Giới thiệu tài liệu trong thời gian tọa đàm)

10:10 – 10:20

Chiếu slide các tài liệu

Chiếu slide tờ rơi – 4 chủ đề Online scam, phishing, identity theft & ransomware

Chúng ta vừa được thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng, từ đó nhận thấy các vấn đề và thách thức đặt ra đối với loại tội phạm phi truyền thống này.

Để hiểu rõ hơn về các loại tội phạm này và nó có ảnh hưởng thế nào đối với mỗi chúng ta, [tên MC] xin mời quý đại biểu xem tài liệu được phát về 4 loại tội phạm phổ biến trên không gian mạng

BTC

An Media

(Trang UNODC chuẩn bị slides tài liệu)

10:30 – 11:20

Màn hình chạy slide tình huống (Trang chuẩn bị tình huống)

Phiên thảo luận với sinh viên: Làm sao để bảo vệ bản thân trên không gian mạng?

Hình thức: Chọn 3 nhóm sinh viên – tương đương 3 loại tội phạm, mỗi nhóm gồm 3-5 người

Trình bày tình huống/ ví dụ cho 3 loại: online scam, phishing, identity theft

Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi như:

Tấn công giả mạo (Nhóm 1 Phishing)

·       Làm cách nào các cá nhân có thể nhận ra và tránh các dấu hiệu tấn công giả mạo trong email hoặc tin nhắn của họ?

·       Cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nào khi nhận được email hoặc tệp đính kèm đáng ngờ để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công?

Lừa đảo trên mạng (& lấy cắp danh tính) (Nhóm 2 Online Scam/ Identity Theft)

·       Làm thế nào các cá nhân có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến một cách an toàn và tránh gian lận tài chính khi mua sắm hoặc giao dịch ngân hàng trực tuyến?

·       Các chỉ số của một trang web an toàn cho việc mua hàng trực tuyến là gì và làm cách nào để đảm bảo các giao dịch trực tuyến an toàn?

Mã độc tống tiền (nhóm 3 Ransomware)

·       Các cá nhân nên làm thế nào để sao lưu dữ liệu quan trọng của mình và đảm bảo phục hồi dữ liệu đó trong trường hợp có khả năng gặp phải mã độc?

·       Tần suất sao lưu nên được thực hiện và chúng nên được lưu trữ ở đâu để tối đa hóa bảo mật?

Ngoài các câu hỏi theo nhóm chủ đề, mỗi nhóm thảo luận:

Báo cáo tội phạm mạng/mối đe dọa mạng

·       Người Việt Nam nên làm gì nếu nghi ngờ mình là nạn nhân của tội phạm mạng hoặc tấn công mạng? Họ nên báo cáo vấn đề này như thế nào và ở đâu?

·       Cần thực hiện những bước nào để giảm thiểu tác động của sự cố mạng và ngăn chặn những sự cố xảy ra trong tương lai?

Hỏi sinh viên trong Hội trường:

·       Bạn nghĩ loại tội phạm mạng nào phổ biến nhất, và tại sao?

·       Các biện pháp cơ bản mà mỗi người nên áp dụng để bảo vệ mình khỏi tội phạm mạng là gì?

·       Làm thế nào bạn có thể đảm bảo thiết bị của mình được cập nhật các phiên bản bảo mật mới nhất?

·       Các cài đặt và biện pháp bảo mật trên nền tảng truyền thông xã hội để bảo vệ thông tin cá nhân và tránh chia sẻ quá mức thông tin cá nhân trực tuyến để giảm thiểu lộ thông tin?

·       Đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy để luôn cập nhật các mối đe dọa an ninh mạng mới nhất và các biện pháp hay nhất?

·       Bạn có gợi ý/ đề xuất biện pháp đối phó trước tình hình tội phạm mạng ngày càng gia tăng và tinh vi không? Chúng ta nên làm gì để nâng cao nhận thức về vấn đề này một cách hiệu quả?

BTC

MC

(Trang UNODC chuẩn bị tình huống)

11:20 – 11:50 Biện pháp phòng ngừa: Tập trung vào việc bảo mật các thiết bị

Chúng ta đã cùng nhau trao đổi về chủ đề nâng cao nhận thức về an toàn trên không gian mạng. Vậy, chúng ta có biết làm thế nào hay có biện pháp phòng ngừa nào để giúp chúng ta có thể thoát khỏi và bảo vệ mình trên không gian mạng. Sau đây chúng ta cùng chào đón sự xuất hiện của:

·       Chia sẻ từ Chuyên gia 3: TS. Nguyễn Quý Khuyến, Giảng viên Khoa PLHS & KSHS, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

Câu hỏi gợi ý: Trong tình hình tội phạm mạng ngày càng gia tăng sự phức tạp, tinh vi trên toàn cầu, mỗi người chúng ta, đặc biệt là sinh viên của trường ĐHKS Hà Nội nên trang bị những kiến thức gì tại giảng đường để đối phó với loại tội phạm phi truyền thống này?

·       Chia sẻ từ Chuyên gia 4: ThS. Bùi Trọng Vinh, Kỹ sư, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

Câu hỏi gợi ý: Khi sử dụng các thiết bị thông minh để vào mạng xã hôi như Facebook, Tiktok, Instagram, vv…, để bảo vệ bản thân và gia đình/ bạn bè khỏi nguy cơ từ tội phạm mạng, cần chú ý điều gì? (thông tin cá nhân, công khai, tin nhắn từ người lạ, vv… xử lý thế nào?)

Để cùng nhau tìm hiểu về “Biện pháp phòng ngừa: Tập trung vào việc bảo mật các thiết bị”

MC và đại biểu
11:50 – 12:00

Phiếu phản hồi:

 

Bế mạc sự kiện truyền thông (Mời đại biểu/khách mời chụp hình lưu niệm)

Xin cảm ơn tất cả các quý vị. Sự kiện hôm nay xin được kết thúc ở đây. Hy vọng các quý vị đại biểu, các anh/chị khách mời và các bạn sinh viên đã có những giây phút trải nghiệm thú vị. Chúng tôi xin chúc các quý vị đại biểu, các anh/chị khách mời và các bạn sinh viên sức khỏe và gặp nhiều may mắn và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Trước khi di chuyển lên tầng 9 Nhà Hành chính để dung cơm trưa sau chương trình. Ban tổ chức có hy vọng quý vị dành chút thời gian để phản hồi về sự kiện. Trên màn hình quý vị có mã QR, xin quý vị scan và dành 5 phút để chia sẻ suy nghĩ của quý vị về sự kiện này, chúng tôi rất trân trọng và sẽ tiếp thu để tiếp tục cải thiện. Xin cám ơn.

Xin chào và hẹn gặp lại!

Xin mời các quý vị đại biểu cùng di chuyển

Ban Tổ chức

(An Media chiếu QR lên màn hình)

Các tiết mục văn nghệ trong kịch bản chương trình tổ chức hội thảo
Ở mỗi sự kiện, hội thảo thường có các tiết mục văn nghệ để khuấy động đông khí

Một số lưu ý trong quá trình xây dựng kịch bản hội thảo

Trong quá trình xây dựng kịch bản hội thảo, doanh nghiệp nên chú ý một số vấn đề nhằm đảm bảo sự chuẩn bị kĩ càng, giảm tránh sự gián đoạn:

  • Cần kịch bản MC chương trình hội thảo: Đảm bảo MC dẫn dắt sự kiên theo đúng kế hoạch
  • Phân công công việc cụ thể: Đề cao trách nhiệm cá nhân trong công việc
  • Dự trù phương án giải quyết rủi ro: Tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí tổ chức
Kịch bản chương trình tổ chức hội thảo cho MC
Xây dựng kịch bản chương trình tổ chức hội thảo cho MC là một yếu tố quan trọng trong quy trình

Mẫu kịch bản chương trình hội thảo được xem là bản mô tả khái quát nội dung, giúp nhân viên dễ hình dung và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong từng công đoạn. Để tối ưu thời gian và hạn chế rủi ro, doanh nghiệp nên tìm kiếm đơn vị tổ chức sự kiện uy tín và chuyên nghiệp. 

AN Media hi vọng rằng, với những chia sẻ về mẫu kịch bản chương trình hội thảo sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng quan về quy trình tổ chức hội thảo. Liên hệ Website AN Media hoặc Hotline 0986.934.916 – 0904.113.123 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời!

Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments