Team building trước giờ luôn là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để gắn kết các thành viên của một doanh nghiệp lại với nhau, những trò chơi tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa to lớn giúp cho tập thể doanh nghiệp ngày càng vững mạnh hơn. Trong bài viết này, AN media sẽ làm rõ cách tổ chức một buổi teambuilding thật thú vị cho doanh nghiệp của bạn.
AN Media tự hào là một trong những đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, đặc biệt nổi bật trong lĩnh vực tổ chức team building. Với kinh nghiệm dày dặn và đội ngũ sáng tạo, AN Media không chỉ mang đến những chương trình team building chất lượng mà còn giúp các doanh nghiệp xây dựng văn hóa gắn kết, nâng cao tinh thần đồng đội giữa các cá nhân trong doanh nghiệp.
Tại sao team building lại quan trọng?
Team building không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Thông qua các hoạt động đa dạng, team building giúp cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên, tạo động lực làm việc và tăng hiệu quả làm việc nhóm.

Những lợi ích cụ thể mà team building mang lại gồm tăng cường tinh thần đồng đội, nâng cao hiệu suất làm việc, giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng, đồng thời xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Khi các cá nhân làm việc ăn ý hơn, hiệu suất làm việc sẽ được cải thiện đáng kể. Những hoạt động vui chơi, thử thách trong team building giúp giảm stress và mang lại tinh thần làm việc tích cực. Một tập thể đoàn kết sẽ hình thành nên một môi trường làm việc lành mạnh và sáng tạo. Với sự dẫn dắt của AN Media, các chương trình team building không chỉ đơn thuần là những hoạt động vui chơi đơn giản mà còn là những trải nghiệm đáng nhớ trong mỗi cá nhân.
Lựa chọn slogan cho sự kiện team building của doanh nghiệp
Slogan không chỉ đơn thuần là một câu khẩu hiệu mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, truyền tải thông điệp mạnh mẽ, khích lệ tinh thần làm việc nhóm. Một slogan ấn tượng có thể truyền cảm hứng, thúc đẩy sự gắn kết giữa các thành viên và khẳng định giá trị cốt lõi của chương trình team building. Nó giúp định hướng tinh thần cho toàn đội, tạo động lực và khuyến khích sự hợp tác để đạt được mục tiêu chung.
Slogan về tinh thần đoàn kết & gắn kết đội nhóm

- “Đoàn kết tạo sức mạnh – Chung tay vươn xa!”
- “Một đội, một mục tiêu, một chiến thắng!”
- “Cùng nhau chúng ta làm nên điều kỳ diệu!”
- “Kết sức mạnh – Nối thành công!”
- “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau!”
- “Hợp lực để bứt phá – Gắn kết để thành công!”
- “Đồng lòng – Đồng sức – Đồng chiến thắng!”
- “Đoàn kết là chìa khóa, thành công là đích đến!”
- “Không ai trong chúng ta giỏi bằng tất cả chúng ta!”
- “Một tập thể, một giấc mơ, một hành trình!”
Slogan truyền động lực & bứt phá

- “Cùng nhau bứt phá – Chạm đỉnh vinh quang”
- “Đoàn kết tạo khác biệt”
- “Vượt thử thách – Đón thành công”
- “Không ngại thử thách – Không ngừng vươn xa”
- “Bứt phá giới hạn – Kiến tạo tương lai”
- “Dám nghĩ – Dám làm – Dám thành công”
- “Sát cánh cùng nhau, chinh phục đỉnh cao”
Slogan vui nhộn & sáng tạo

- “Làm hết sức – Chơi hết mình”
- “Còn cười là còn tiến”
- “Chơi là phải thắng”
- Căng não nhưng không căng thẳng!
- “Teambuilding đội xinh toàn thắng”
- “Đội hình chất – Chơi là thật”
- “Bên nhau như 0 và 2 vì đội mình là nhất”
- “Đích đến có thể xa, nhưng team ta không bao giờ ngã!”
- “Nghĩ lớn, làm nhanh, vui banh nóc!”
Slogan về sáng tạo & đổi mới

- “Bứt phá giới hạn – Kiến tạo tương lai”
- “Đổi mới để thành công”
- “Làm việc có tâm – Thành công xứng tầm!”
- “Thử thách là món quà, sáng tạo là chìa khóa!”
- “Học hỏi – Đổi mới – Vượt trội”
- “Khác biệt để dẫn đầu”
Slogan đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và tạo ấn tượng mạnh với người tham gia. Một slogan hay sẽ giúp chương trình team building trở nên đáng nhớ, đồng thời thể hiện rõ ràng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Hơn nữa, slogan còn giúp khơi dậy sự nhiệt huyết, làm nổi bật tinh thần đồng đội, giúp các thành viên nhận ra tầm quan trọng của sự hợp tác và chia sẻ trong công việc. Khi được lựa chọn kỹ lưỡng, slogan có thể trở thành kim chỉ nam cho toàn bộ chương trình, giúp định hướng và gắn kết tất cả các hoạt động lại với nhau.
Gợi ý các trò chơi tổ chức teambuilding và cách lựa chọn phù hợp
Các trò chơi team building không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng. Dưới đây là các loại hình trò chơi phổ biến:
- Trò chơi vận động: Giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai, đồng thời nâng cao tinh thần đồng đội.
- Trò chơi trí tuệ: Phát triển tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, giúp các thành viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
- Trò chơi sáng tạo: Thúc đẩy khả năng sáng tạo, khuyến khích sự linh hoạt trong cách xử lý tình huống, giúp tăng cường tính tương tác giữa các thành viên.
Việc chọn trò chơi cần dựa trên quy mô, đối tượng tham gia và mục tiêu của từng chương trình. Một số tiêu chí quan trọng khi lựa chọn trò chơi:
- Số lượng người tham gia.
- Mục tiêu team building (tăng cường sự gắn kết, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, phát triển tư duy sáng tạo…).
- Độ khó và yêu cầu về không gian.
Gợi ý các trò chơi team building

- Rút dây kéo co: Trò chơi giúp nâng cao tinh thần đồng đội, yêu cầu sự phối hợp và dẻo dai của người chơi.
- Xây tháp bằng giấy: Đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo và khả năng phối hợp giữa các thành viên để xây dựng một tòa tháp vững chắc nhất từ nguyên liệu đơn giản.
- Giải mã mật thư: Phát triển tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng phán đoán thông qua việc tìm ra các manh mối để giải câu đố hoặc tìm kho báu.
- Sân khấu hóa: Trò chơi giúp nâng cao sự tự tin, sáng tạo và khả năng diễn đạt của từng cá nhân trong đội nhóm thông qua việc diễn xuất theo chủ đề được giao.
- Cầu nối đồng đội: Người chơi sẽ cùng nhau tạo ra một cây cầu vững chắc từ những vật dụng đơn giản để vượt qua thử thách.
- Xây dựng mô hình: Sử dụng các vật liệu có sẵn để tạo ra một sản phẩm sáng tạo thể hiện thông điệp của đội nhóm.
- Tháp người: Đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên để xây dựng một tháp người cao nhất có thể.
- Truy tìm kho báu: Một trò chơi khám phá trong nhà, yêu cầu các đội giải các câu đố hoặc hoàn thành thử thách để tìm ra vị trí kho báu cuối cùng.
- Chiếc ghế âm nhạc: Trò chơi vận động nhẹ nhàng, giúp tăng sự nhanh nhẹn và phản xạ của người chơi.
- Vẽ tranh tập thể: Mỗi đội sẽ vẽ một phần của bức tranh lớn, kết hợp lại để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật chung.
- Ghép hình logo công ty: Người chơi phải thu thập các mảnh ghép và ghép lại để tạo ra biểu tượng hoặc thông điệp của công ty.
- Đường hầm đồng đội: Các thành viên sẽ phải bò qua một đường hầm nhân tạo do đội bạn dựng lên, rèn luyện tinh thần hỗ trợ và phối hợp nhóm.
Gợi ý agenda chi tiết tổ chức team building
Mở đầu (30 – 45 phút)
- Chào đón & check-in: Đón tiếp các thành viên, phát đồng phục hoặc phụ kiện team building.
- Giới thiệu chương trình: MC hoặc người dẫn chương trình giới thiệu tổng quan về sự kiện, mục tiêu và ý nghĩa của chương trình.
- Khởi động: Các hoạt động làm nóng tinh thần, khuấy động không khí như:
- Trò chơi “Bắt tay kết nối” – Mỗi người phải bắt tay và làm quen với ít nhất 5 thành viên mới.
- Trò chơi “Nhảy theo nhạc” – Các đội cùng thực hiện những động tác theo nhạc để tạo sự hứng khởi.

Hoạt động team building (120 – 180 phút)
Các hoạt động chính sẽ được chia thành nhiều phần, đan xen giữa vận động, trí tuệ và sáng tạo để đảm bảo sự cân bằng.
👉 Vòng 1: Trò chơi vận động (45 – 60 phút)
- Rút dây kéo co: Cùng nhau phối hợp để kéo về phía đội mình, rèn luyện sức mạnh và tinh thần đồng đội.
- Bước chân đồng đội: Mỗi đội sẽ bị buộc chân vào nhau và cùng di chuyển về đích trong thời gian ngắn nhất.
(Nghỉ giải lao 10 phút – Uống nước, ăn nhẹ)
👉 Vòng 2: Trò chơi trí tuệ (45 – 60 phút)
- Giải mã mật thư: Mỗi đội nhận một bộ mật thư và phải tìm cách giải nhanh nhất để tìm ra thử thách tiếp theo.
- Xây tháp bằng giấy: Sử dụng giấy và băng dính để tạo ra một tháp cao và vững chắc nhất.
(Nghỉ giải lao 10 phút – Sinh hoạt tự do)

👉 Vòng 3: Trò chơi sáng tạo (45 – 60 phút)
- Sân khấu hóa: Các đội bốc thăm chủ đề và diễn một vở kịch ngắn trong 5 phút.
- Vẽ tranh tập thể: Mỗi đội sẽ vẽ một phần của bức tranh chung, khi ghép lại tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh thể hiện tinh thần đoàn kết.
Kết thúc & tổng kết (30 – 45 phút)
- Tổng kết chương trình: MC chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ trong chương trình, phát lại hình ảnh, video (nếu có).
- Trao giải: Tôn vinh đội thắng cuộc và trao các giải thưởng phụ (đội sáng tạo nhất, đội đoàn kết nhất…).
- Chia sẻ cảm xúc: Các thành viên chia sẻ cảm nhận, rút ra bài học và kinh nghiệm sau chương trình.
- Chụp ảnh lưu niệm: Chụp ảnh tập thể để ghi dấu khoảnh khắc đáng nhớ.
Lợi ích của một agenda chi tiết
✔ Tổ chức khoa học: Đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng kế hoạch, tránh lộn xộn hoặc mất thời gian.
✔ Nâng cao trải nghiệm: Đan xen hợp lý giữa các trò chơi giúp duy trì năng lượng, tránh nhàm chán.
✔ Đạt mục tiêu chương trình: Giúp người tham gia nhận thức rõ giá trị team building, tăng cường gắn kết và tinh thần làm việc nhóm.
Các bước xây dựng kịch bản tổ chức team building
Bước 1: Xác định mục tiêu và đối tượng tham gia
Trước khi xây dựng kịch bản, cần làm rõ mục tiêu của chương trình. Mục tiêu có thể được chia thành:
- Nâng cao tinh thần đồng đội và sự gắn kết giữa các thành viên.
- Cải thiện khả năng giao tiếp và hợp tác giữa các phòng ban.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và truyền động lực cho nhân viên.
- Giúp nhân viên phát triển kỹ năng như lãnh đạo, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định được đối tượng tham gia teambuilding. Bạn cần xác định số lượng thành viên tham gia, độ tuổi, giới tính, sở thích chung, cũng như chức vụ của họ trong công ty (cấp lãnh đạo, nhân viên, các bộ phận khác nhau…). Điều này giúp thiết kế trò chơi và hoạt động phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng.
Bước 2: Lựa chọn chủ đề
Chủ đề giúp chương trình có tính xuyên suốt, tạo sự hấp dẫn và ý nghĩa.
✔ Cách chọn chủ đề:
- Phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và thông điệp muốn truyền tải.
- Tạo sự hứng thú cho người tham gia, có tính sáng tạo, không nhàm chán.
- Dễ áp dụng vào các hoạt động trong chương trình.

✔ Gợi ý một số chủ đề chung cho buổi teamuilding đầy thú vị:
- “Chinh phục thử thách” – Mô phỏng hành trình vượt chướng ngại vật để đạt mục tiêu.
- “Cuộc đua kỳ thú” – Các đội cùng vượt qua những thử thách liên hoàn để giành chiến thắng.
- “Hành trình ra khơi” – Mỗi đội là một con tàu, cùng nhau chèo lái đến thành công.
- “Chiến binh đoàn kết” – Tái hiện các trận chiến đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên.
- “Vũ trụ phiêu lưu” – Mô phỏng các nhiệm vụ không gian, đòi hỏi sáng tạo và tư duy chiến lược.
Bước 3: Thiết kế các hoạt động
Sau khi có chủ đề, cần thiết kế các hoạt động phù hợp. Các hoạt động của buổi teambuilding có thể được lựa chọn dựa vào các tiêu chí dưới đây:
- Phù hợp với mục tiêu chương trình.
- Đảm bảo sự đa dạng giữa các trò chơi vận động, trí tuệ và sáng tạo.
- Không quá khó hoặc gây nhàm chán, phù hợp với thể trạng người tham gia.
- Cân đối thời gian để tránh mệt mỏi và đảm bảo chương trình trôi chảy.
Bước 4: Xây dựng kịch bản chi tiết
Sau khi đã chọn chủ đề và hoạt động, cần viết kịch bản chi tiết để đảm bảo chương trình diễn ra mượt mà.
✔ Cấu trúc kịch bản chuẩn:
- Mở đầu (30 – 45 phút)
- Hoạt động chính (120 – 180 phút)
- Tổng kết & trao giải (30 – 45 phút)\

✔ Các yếu tố cần lưu ý khi xây dựng kịch bản tổ chức team building:
- Thời gian: Không quá dài gây mệt mỏi, nhưng đủ để tạo hiệu ứng gắn kết.
- Địa điểm: Trong nhà hay ngoài trời, phù hợp với điều kiện thời tiết và số lượng người tham gia.
- Số lượng người chơi: Điều chỉnh hoạt động để phù hợp với nhóm nhỏ hay đông người.
- Ngân sách: Dự trù chi phí cho địa điểm, vật dụng, giải thưởng…
Bước 5: Chuẩn bị vật dụng & nhân sự
✔ Danh sách vật dụng cần chuẩn bị:
- Trang phục đồng đội (áo, nón, băng tay…).
- Đạo cụ cho từng trò chơi (dây thừng, bóng, giấy, băng keo…).
- Hệ thống âm thanh, micro để điều phối chương trình.
- Giải thưởng khích lệ tinh thần đội thắng cuộc.
✔ Nhân sự tổ chức sự kiện:
- MC điều phối: Dẫn dắt chương trình, duy trì không khí sôi động.
- Nhân sự điều phối từ BTC: Đảm bảo chương trình diễn ra đúng kế hoạch.
- Hướng dẫn viên: Hỗ trợ từng nhóm trong các thử thách.
- Hậu cần: Lo việc chuẩn bị vật dụng, nước uống, thức ăn nhẹ…
Những lưu ý khi xây dựng kịch bản team building
Để một chương trình team building thành công, việc xây dựng kịch bản chi tiết và hợp lý là vô cùng quan trọng. Kịch bản không chỉ giúp sự kiện diễn ra suôn sẻ mà còn đảm bảo tất cả thành viên tham gia có trải nghiệm đáng nhớ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi xây dựng kịch bản team building.
Tính khả thi
Kịch bản cần phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, bao gồm ngân sách, thời gian và địa điểm tổ chức. Một kịch bản tốt sẽ đảm bảo chương trình có thể thực hiện được mà không gặp trở ngại lớn. Ví dụ, nếu doanh nghiệp có ngân sách hạn chế, cần ưu tiên những hoạt động đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao thay vì các trò chơi phức tạp, tốn kém.
Sự mới lạ
Team building cần tạo sự bất ngờ và hứng thú cho người tham gia. Nếu chương trình quá lặp lại hoặc giống các sự kiện trước đó, nhân viên sẽ mất đi động lực tham gia. Do đó, kịch bản cần có những yếu tố mới mẻ như thử thách sáng tạo, hoạt động theo chủ đề, hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố công nghệ và thực tế để tăng phần hấp dẫn.
Tính tương tác
Một chương trình team building hiệu quả phải khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên. Các hoạt động nên được thiết kế sao cho tất cả mọi người đều có cơ hội thể hiện bản thân, làm việc nhóm và phát huy kỹ năng cá nhân. Việc chia nhóm hợp lý, tạo ra thử thách gắn kết sẽ giúp tăng sự tương tác và tinh thần đồng đội giữa các thành viên.
An toàn
Đảm bảo an toàn là yếu tố không thể thiếu khi tổ chức team building. Mọi hoạt động phải được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh rủi ro. Đặc biệt, nếu tổ chức ngoài trời hoặc trong điều kiện địa hình phức tạp như bãi biển, núi rừng, ban tổ chức cần có phương án dự phòng và đội ngũ hỗ trợ y tế.