Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023

5/5 - (4 bình chọn)

Highlight Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS 2023

Vào ngày 24/11/2023 vừa qua, chương trình “Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV” được tổ chức bởi Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam phối hợp với Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tại Việt Nam và Trung tâm Phụ nữ và Phát triển.

Sự kiện thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí và người tham dự
Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV
Hình ảnh minh họa gian hàng
Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV
Đại biểu UNWOMEN chụp ảnh kỉ niêm cùng khách mời

Sự kiện nhấn mạnh vai trò sáng tạo và tầm quan trọng của những đóng góp của cộng đồng người sống với HIV, từ đó thúc đẩy sự nỗ lực chung của quốc gia để đạt được mục tiêu chấm dứt chiến dịch HIV và AIDS vào năm 2030.

Không chỉ đơn thuần là nơi để thảo luận, sự kiện còn là minh chứng cho những nỗ lực phi thường của nhóm phụ nữ sống với HIV trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tạo sinh kế, và phòng chống bạo lực giới. Sự kiện đã mở ra cơ hội quý báu, để chia sẻ và trao đổi những vấn đề ưu tiên của phụ nữ dễ bị tổn thương bởi HIV.

Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV
MC Minh Trang xinh đẹp và duyên dáng trong chương trình
Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV
Ca sĩ Thế Long và vũ đoàn Sóng

Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV

Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV
Câu lạc bộ nhóm chuyển giới Venus
Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV
Khung cảnh chương trình diễn ra

Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV

Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV
Các diễn giả bàn luận về chủ để chương trình

Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV

Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV

Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV
Các khách mời tham gia đặt câu hỏi cho diễn giả
Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV
Ca sĩ, diễn viên, mc, CEO Duy Khoa cũng tham gia bàn luận trong chương trình

AN Media hân hạnh được đồng hành cùng sự kiện ý nghĩa này, với các dịch vụ chuyên nghiệp:

  • Dịch vụ quay phim, chụp ảnh chuyên nghiệp, mang đến những hình ảnh và thước phim sắc nét, chất lượng cao. Đội ngũ nhân sự của AN Media đã ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong suốt chương trình “Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV”
  • Cho thuê MC chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, đang làm việc cho các nhà đài lớn như VTV, VTC,…
  • Truyền thông về sự kiện thông qua các kênh báo chí, fanpage uy tín, nhằm đưa sự kiện đến gần hơn với độc giả, thu hút sự quan tâm của công chúng

TỔNG KẾT TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN

Nguồn đăngLink bài viết
Báo Phụ nữ Việt NamTiếp sức cho phụ nữ nhiễm HIV chủ động phát triển sinh kế
Lan tỏa nỗ lực của các nhóm phụ nữ dễ bị tổn thương trong phòng chống bạo lực giới
Báo Dân sinhĐẩy mạnh vai trò và những đóng góp của Mạng lưới quốc gia phụ nữ sống với HIV
Báo Gia đình Việt NamHỗ trợ y tế, tạo sinh kế cho phụ nữ sống với HIV
“Từng muốn tự tử vì HIV Người phụ nữ hồi sinh nhờ tiếng khóc của con”
Báo VNExpressLây nhiễm HIV đang trẻ hoá
Fanpage Dân tríLink
Fanpage VNExpressLink
Fanpage Báo Phụ nữLink
Fanpage Gia đình Việt NamLink
Fanpage Phụ nữ Việt NamLink

KỊCH BẢN MC CHƯƠNG TRÌNH

NỘI DUNGLỜI DẪN
* Kiểm tra hậu cần

– Kiểm tra sân khấu, âm thanh, ánh sáng tại Hội trường

– Kiểm tra các đĩa nhạc và video clip;

– Kiểm tra lễ tân, hoa, nước tại bàn VIP và bàn khách;

– Cabin phiên dịch, tai nghe sẵn sàng;

– Backdrop sân khấu và backdrop chụp hình, máy quay sẵn sàng;

– Đội tình nguyện viên hỗ trợ tại hội trường lớn;

– Bếp chuẩn bị thức ăn cho bữa sáng sẵn sàng.

* Đón tiếp đại biểu

– Bàn đăng ký đại biểu (báo chí; lãnh đạo và khách mời; đại biểu)

* Phục vụ đại biểu ăn sáng

– Đội phục vụ sẵn sàng phục vụ nước uống tại bàn

ĐÓN TIẾP KHÁCH MỜIKính thưa quý vị! Chương trình sẽ được bắt đầu trong ít phút nữa. Quý vị khách mời và các anh chị phóng viên vui lòng ổn định chỗ ngồi và chuyển điện thoại của mình sang chế độ rung để chương trình có thể bắt đầu. Xin chân thành cảm ơn!

Thưa quý vị, Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới Quốc gia Phụ nữ sống với HIV xin được phép bắt đầu.

TRÌNH DIỄNĐã đến giờ bắt đầu sự kiện, xin trân trọng kính mời các quý vị đại biểu an tọa để chương trình được bắt đầu. Xin được chào mừng toàn thể các quý vị khách quý, quý vị đại biểu đã đến với Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 ngày hôm nay.

Để bắt đầu chương trình, Ban Tổ chức xin trân trọng xin mời toàn thể quý vị cùng thưởng thức một tiết mục văn nghệ hát múa vô cùng đặc sắc 

(Sau khi biểu diễn xong)

– Xin trân trọng kính mời lên sân khấu các thành viên nhóm chuyển giới Venus Hà Nội

Chúng ta hãy cùng chào đón với tiết mục đầu tiên Gọi tên Ngày mới” của những những người đẹp Tú Anh – Vân Anh – Kim Liên – Thanh Tú 

(Sau khi biểu diễn xong)

→ Xin cám ơn Câu lạc bộ nhóm chuyển giới Venus 

Và sau đây, hãy cùng thưởng thức tiết mục múa “Sống như những đóa hoa mang Biên đạo: Phạm Sơn. Biểu diễn: Ca sĩ: Thế Long và vũ đoàn Sóng.

Xin trân trọng cảm ơn các “ca sĩ, diễn viên” đã biểu diễn tiết mục văn nghệ vô cùng xúc động và đầy ý nghĩa tại sự kiện ngày hôm nay! Những phụ nữ của chúng ta, cho dù những thử thách khó khăn, những phụ nữ sống chung với HIV vẫn Sống như những đóa hoa – Toả ngát hương thơm cho đời – Sống với nỗi khát khao rằng – Được hiến dâng cho cuộc đời.

Và sau đây hãy cùng chào đón chị Điệp Thị Thuỷ Xin chào mừng Điệp Thị Thuỷ đến từ nhóm hoa cỏ may ở Thái Bình với tiết mục “Thất bại và thành công”

Xin cám ơn chị Điệp Thị Thủy và sau đây là phần Trình diễn thời trang áo dài “Hello VIệt Nam” của  nhóm chuyển giới Venus

Rất cảm ơn các nghệ sĩ với tiết mục vô cùng hấp dẫn vừa rồi. Chúng ta hãy cùng dành cho họ một tràng pháo tay thật lớn và ròn rã được không ạ?

Và tiếp theo,  Tiết mục trình diễn múa “Cho vòng tròn trăm năm” do  biên đạo múa Phạm Sơn sáng tác năm. Biểu diễn: Ca sĩ: Thế Long và vũ đoàn Sóng.

Xin trân trọng cảm ơn các “ca sĩ, diễn viên” đã biểu diễn tiết mục văn nghệ vô cùng xúc động và đầy ý nghĩa tại sự kiện ngày hôm nay!

KHAI MẠC CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂULời đầu tiên, cho phép Minh Trang xin được gửi lời chào trân trọng và nồng nhiệt nhất đến sự hiện diện của các vị đại biểu, các vị khách quý cùng với tất cả các anh (chị) phóng viên báo chí đang có mặt tại hội trường khách sạn Hanoi Club để tham dự Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 ngày hôm nay. Buổi sáng ngày hôm nay, tiết trời thuận lợi để chúng ta bắt đầu sự kiện với sự hiện diện của đông đảo các chị em thành viên của Mạng lưới Quốc gia phụ nữ dễ bị tổn thương đến từ các vùng miền khác nhau Trước khi chúng ta bước vào những hoạt động chính, cho phép Minh Trang xin được phép giới thiệu những vị khách quý, đại diện cho các đối tác chính tham gia sự kiện đang có mặt tại hội trường ngày hôm nay. Góp mặt trong sự kiện đấy ý nghĩa này, xin được giới thiệu sự hiện diện của:

  • Bà Caroline Nyamayemombe, Quyền trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam
  • Bà Nguyễn Thị Bích Huệ, Cố vấn can thiệp chiến lược, UNAIDS tại Việt Nam
  • Bà Duong Thi Ngoc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
  • PGS. Ts. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế; và,
  • Các đại diện trong Ban Điều Hành Mạng lưới Quốc gia Phụ nữ dễ bị tổn thương

Cảm ơn các anh (chị) một lần nữa và một tràng pháo tay cho chính chúng ta.

Kính thưa toàn thể quý vị, Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 nhấn mạnh vai trò sáng tạo và những đóng góp quan trọng của các cộng đồng người sống với HIV, người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn vì là người sống với HIV, cộng đồng vẫn luôn giúp kết nối những người cần đến các dịch vụ phòng, chống HIV tới dịch vụ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như các khía cạnh khác của cuộc sống, và góp ý, phản hồi để giúp cải thiện hơn nữa các chương trình can thiệp có tác động đến những người sống với HIV và chịu ảnh hưởng chính bởi HIV, mà trong sự kiện ngày hôm nay đó chính là các chị em phụ nữ dễ bị tổn thương

PHÁT BIỂU KHAI MẠC CHƯƠNG TRÌNHĐể mở đầu chương trình xin mời bà Caroline Nyamayemombe, Quyền trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam có lời phát biểu khai mạc chương trình

(Sau khi trình bày xong)

Xin cảm ơn bài trình bày của Ông/Bà.

Sau đây tôi xin mời PGS TS. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế có lời phát biểu 

TRÌNH CHIẾU CLIPTiếp sau đây, xin kính mời quý vị hướng mắt lên sân khấu để cùng lắng nghe một vài chia sẻ của người trong cuộc về một số khó khăn mà rất nhiều chị em phụ nữ dễ bị tổn thương đang phải đối diện..

(Sau khi chiếu clip)

Thông qua clip ngắn này chắc hẳn quý vị đã hiểu được phần nào những khó khăn, thách thức của các chị em. Tiếp theo đây, để có được một bức tranh toàn diện hơn về những vấn đề ưu tiên đối với phụ nữ dễ bị tổn thương, xin mời quý vị cùng lắng nghe phần trình bày của bà Lại Minh Hồng – Đại diện Mạng lưới phụ nữ dễ bị tổn thương về các phát hiện từ một đánh giá nhanh thực hiện trong năm 2023. Xin trân trọng kính mời!

BÀI TRÌNH BÀY VỀ CÁC PHÁT HIỆN TỪ ĐÁNH GIÁ NHANH VỀ MẠNG LƯỚI VNP+ THỰC HIỆN TRONG NĂM 2023(Sau khi trình bày xong)

Xin cảm ơn bài trình bày của Bà.  Như chúng ta có thể thấy từ bài trình bày của đại diện Mạng lưới Phụ nữ dễ bị tổn thương, một số khó khăn chính mà các chị em gặp phải và mong muốn được hỗ trợ bao gồm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trong đó có chăm sóc, điều trị về HIV; tạo sinh kế và thu nhập bền vững; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử cũng như tình trạng bạo lực giới. Chúng ta sẽ lần lượt đến với các bài trình bày chuyên đề của chuyên gia tiếp theo đây về những chủ đề này.

BÀI TRÌNH BÀY VỀ GÓI DỊCH VỤ CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN CHO PHỤ NỮ CÓ HIVTiếp theo , xin mời TS Đỗ Thị Nhàn – Trưởng phòng Chăm sóc, Điều trị của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tiến lên sân khấu trình bày về gói dịch vụ chăm sóc và điều trị toàn diện cho phụ nữ dễ bị tổn thương. Xin trân trọng kính mời!

(Sau khi trình bày xong)

Xin cảm ơn bài trình bày của Bà.

BÀI TRÌNH BÀY VỀ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ NHIỄM HIV VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮThưa quý vị, ở Việt Nam, các dữ liệu phân tách giới về HIV còn hạn chế. Mối liên hệ giữa HIV với bạo lực trên cơ sở giới và phân biệt đối xử còn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Do đó, chưa có một bức tranh toàn diện và cập nhật về những vấn đề giới trong công tác phòng, chống HIV. Phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới được cộng đồng phản ánh là một nguyên nhân đồng thời cũng là hệ quả của việc lây nhiễm HIV. 

Sau đây để tìm hiểu rõ hơn, Minh Trang xin trân trọng kính mời bà Phạm Thị Thanh Dung, Chuyên viên Chính Ban Gia đình và Xã hội, Đại diện Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam lên sân khấu trình bày về bạo lực trên cơ sở giới và phân biệt đối xử với phụ nữ dễ bị tổn thương . Xin trân trọng kính mời!

(Sau khi trình bày xong)

Xin cảm ơn bài trình bày của Ông/Bà.

BÀI TRÌNH BÀY VỀ TÍN DỤNG HỖ TRỢ SINH KẾ CHO NGƯỜI HIVTiếp tục chương trình, xin mời ông Lê Khắc Hệ, Đại diện Quỹ TYM, Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương tiến lên sân khấu trình bày về tín dụng hỗ trợ sinh kế cho người HIV. Xin trân trọng kính mời!

(Sau khi trình bày xong)

Hiện nay TYM là một trong những tổ chức Tài chính vi mô lớn nhất tại Việt Nam với hơn 588 cán bộ làm việc tại Trụ sở chính và 22 chi nhánh trên 13 tỉnh thành của khu vực Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam. Trong nhiều năm nỗ lực, thành tựu lớn nhất mà TYM đã đạt được đó chính là sự thay đổi, vươn lên của những người phụ nữ không chỉ thoát nghèo bền vững, có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà còn đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

Xin cảm ơn bài trình bày của Ông/Bà.

TỌA ĐÀM CHUYÊN GIA VỀ CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN VỚI CÁC DIỄN GIẢ, KHÁCH M. ỜIThưa quý vị, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một số vấn đề chính trong các nhu cầu và ưu tiên của phụ nữ sống với HIV .

Sau đây, Minh Trang xin được mời lên sân khấu:

  • Bà Nguyễn Thị Minh Tâm – Trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế
  • Bà Nguyễn Thị Minh Hồng – Đại diện Mạng lưới phụ nữ dễ bị tổn thương
  • Ông Lê Khắc Hệ, Đại diện Quỹ TYM, Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương và 
  • Phạm Thị Thanh Dung, Chuyên viên Chính Ban Gia đình và Xã hội, Đại diện Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam lên sân khấu

để cùng tham gia tọa đàm chuyên gia về các vấn đề đã trình bày:
i) về các phát hiện từ đánh giá nhanh về mạng lưới phụ nữ trong năm 2023

ii) về tín dụng hỗ trợ sinh kế cho người HIV; về bạo lực trên cơ sở giới và phân biệt đối xử với phụ nữ có  HIV
iii) về gói dịch vụ chăm sóc và điều trị toàn diện cho phụ nữ có HIV.
iv) Xây dựng năng lực cho Mạng lưới phụ nữ sống chung với HIV

Thưa bà Lại Minh Hồng, i) trong bối cảnh nguồn lực 

cho HIV ngày càng giảm, vai trò của Mạng lưới phụ nữ sống chung với HIV như thế nào để xây dựng và duy trì mạng lưới như một chỗ dựa và hỗ trợ nhau? ii) Đâu là nhu cầu bức thiết nhất của nhóm phụ nữ sống chung với HIV

Thưa bà Phạm Thị Thanh Dung, theo bà, trong phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và phân biệt đối xử đối với phụ nữ sống chung với HIV, vai trò của các bên liên quan như chính phủ, Hội Liên hiệp phụ nữ, các tổ chức cộng đồng và chính bản thân nhóm phụ nữ sống chung với HIV như thế nào?

Thưa bà Nguyễn Thị Minh Tâm, theo bà làm thế nào để nhóm phụ nữ sống chung với HIV có thể tiếp cận tới Gói dịch vụ chăm sóc điều trị toàn diện dành cho phụ nữ, và những phụ nữ thuộc các nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV tiếp cận được tốt hơn tới các dịch vụ dự phòng HIV. Vai trò của các bên như các cơ quan quản lý nhà nước, Hội Liên hiệp phụ nữ, các tổ chức cộng đồng và chính bản thân các chị em thuộc các nhóm này là như thế nào?

Thưa ông Lê Khắc Hệ theo ông làm thế nào để nhóm phụ nữ sống chung với HIV có thể tiếp cận với tín dụng dành cho sinh kế.

KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHỤP ẢNHHoạt động tọa đàm hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với Mạng lưới Quốc gia Phụ nữ sống với HIV đến đây là kết thúc. Hy vọng quý vị đã có thêm những kiến thức bổ ích. Chúng tôi xin chúc quý khách sức khỏe và gặp nhiều may mắn và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Một lần nữa, xin cảm ơn quý vị đã đồng hành cùng sự kiện ngày hôm nay. 

Sau đây chúng ta sẽ nghỉ giải lao, tham quan các gian hàng, một trong những giải pháp sinh kế của phụ nữ sống chung với HIV. Phiên thảo luận sẽ bắt đầu sau 15 phút giải lao

NGHỈ GIẢI LAO VÀ THAM QUAN TẠI CÁC GIAN HÀNG
PHIÊN THẢO LUẬN
Kính thưa các quý vị/các chị em sống chung với HIV

Sau khi nghe những vị khách quý đã chia sẻ những vấn đề cũng như thách thức trong quá trình hỗ trợ phụ nữ sống chung với HIV trong bối cảnh sau dịch bệnh COVID-19 và nguồn lực dành cho HIV ngày càng hạn hẹp, chúng tôi ghi nhận những nỗ lực từ các tổ chức, mạng lưới của các chị em phụ nữ sống chung với HIV. 

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức mong muốn qua sự kiện ngày hôm nay chúng ta có dịp để nhìn lại và điều chỉnh một số công việc chúng ta đã làm nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ sống chung với HIV được tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời và phù hợp với nhu cầu, tiếp cận được với các nguồn lực tài chính và cơ hội sinh kế hướng đến ngăn ngừa các hành vi bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ sống chung với HIV hiệu quả nhất.

Sau đây, xin trân trọng kính mời quý vị đại biểu/các nhóm cộng đồng chia làm 6 nhóm thảo luận trong nhóm của của mình và cùng đề xuất các nhóm giải pháp có tính khả thi trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp:

Câu hỏi:

Theo nhóm anh chị các 1) Các vấn đề ưu tiên nhất mà nhóm phụ nữ sống chung với HIV hiện nay đang gặp khó khăn và cần hỗ trợ 2) Các giải pháp để giải quyết là gì (Giải pháp cần cụ thể, ai thực hiện, làm gì, cho ai, như thế nào, khi nào – ngắn hạn, trung hạn)

  1. Tiếp cận chăm sóc y tế
  2. Tiếp cận tín dụng đối với sinh kế
  3. Phòng ngừa phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới
  4. Xây dựng năng lực trong nhóm để hỗ trợ mạng lựới

Lưu ý: nhấn mạnh đây là giải pháp chung của từng nhóm. Trên mỗi bàn có sẵn 6 tờ A0 và bút dạ. 

Các nhóm thảo luận trong 1:30 phút, ghi ra giấy A0 ghi ra ít nhất 5 giải pháp trên giấy cho mỗi lĩnh vực

Có thể dùng giấy note và ghi mỗi một note là 1 giải pháp. 

Sau 1h:30 các nhóm dán A0 lên tường và sau đó 

Mời các đại biểu đi ăn trưa

Nhóm hỗ trợ: 6 cán bộ Hồng, Oanh, Huệ, Dung, Tú, Tú Anh

Các nhóm quay lại dùng bút đỏ xem kết quả của các nhóm khác và bổ sung trực tiếp lên giấy A0
GIẢI LAO
Các nhóm trình bày kết quả

Nhóm hỗ trợ ghi chép và chụp ảnh kết quả

Kết thúc hội thảo

Địa điểm

Khách sạn Hà Nội Club, 76 P. Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội

Thời gian tổ chức

24/11/2023

Khách hàng

UN Women

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *